KHBD Ngữ văn 6 - BÀI 8: KHÁC BIỆT VÀ GẦN GŨI

Thứ hai - 21/08/2023 00:00

KHBD Ngữ văn 6 - BÀI 8: KHÁC BIỆT VÀ GẦN GŨI

KHBD Ngữ văn 6 - BÀI 8: KHÁC BIỆT VÀ GẦN GŨI

 

Ngày soạn:      8/3/2023

Ngày giảng: 6A1: 13/3/2023;           6A2: 14/3/2023

Điều chỉnh:……………………………………………

BÀI 8: KHÁC BIỆT VÀ GẦN GŨI

Số tiết: 9 tiết

A MỤC TIÊU CHUNG

1. Về năng lực:

a- Năng lực đặc thù

- Tri thức ngữ văn (đặc điểm của văn bản nghị luận).

- Sự khác biệt và gần gũi được thể hiện qua 2 văn bản đọc.

- Trạng ngữ, tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện ý nghĩa của văn bản.

- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng).

- Nhận biết và tóm tắt được nội dung chính trong một văn bản nghị luận có nhiều đoạn.

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của trạng ngữ, hiểu được tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu trong việc biểu đạt nghĩa.

b. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, có kế hoạch học tập hiệu quả.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống học tập mới.

2. Về phẩm chất:

- Sống trung thực, thể hiện được những suy nghĩ riêng của bản thân, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

TIẾT 103,104,105:

GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1: XEM NGƯỜI TA KÌA!

I. Mục tiêu

1. Năng lực

a. Năng lực đặc thù

- Nhận biết được đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng); chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng.

- HS nhận biết được các đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức của văn bản nghị luận.

- Nhận biết được vấn đề văn bản đặt ra: ý nghĩa của những cái chung giữa mọi người và cái riêng biệt ở mỗi con người.

- Trình bày được phương thức biểu đạt chính (phương thức nghị luận) bên cạnh một số phương thức khác (tự sự, biểu cảm) mà người viết sử dụng đan xen trong văn bản nghị luận.

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để tìm hiểu được nội dung của chủ đề.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

- Năng lực tự quản bản thân: Biết tiếp thu những cái tốt, cái đẹp, lên án và tránh xa cái xấu, cái ác.

- Năng lực nhận biết, phân tích một số đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận; chỉ ra được mối liên hệ giữa các yếu tố nghị luận.

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

b. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, có kế hoạch học tập hiệu quả.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong tình huống học tập mới.

2. Phẩm chất

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: tôn trọng cái riêng biệt nhưng phải biết hoà đồng, gần gũi với mọi người.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- SGV, tài liệu tham khảo

- Phiếu đánh giá HS

          -Tìm đọc các tác phẩm truyện cổ tích của Việt Nam và nước ngoài.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động mở đầu:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

          Theo em giữa em với bạn ngồi bên cạnh có điểm gì gần gũi và khác biệt nhau? Tại sao lại có sự khác biệt và gần gũi đó? Sự khác biệt và gần gũi như vậy có ý nghĩa gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới:

Mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt trong cuộc sống này, mỗi người đều có những nét riêng nhưng cũng có những nét chung gần gũi. Điều này có ý ngĩa như thế nào, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

 

 

 

- GV: Cho HS HĐ cá nhân tự đọc thầm phần giới thiệu bài học

- HS: HĐ cá nhân, đọc phần giới thiệu bài học

? Qua phần giới thiệu bài học em vừa đoc, hãy khái quát lại các ý chính trong mục đó?

- HS: Trả lời, nhận xét

- GV: Đánh giá, chốt

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm với các câu hỏi sau để nhận biết từng yếu tố:

+ Vì sao con người cần phải học?

+ Tập thể dục có lợi cho sức khỏe.

+ Để thuyết phục được mọi người nghe theo ý kiến trên thì em cần làm như thế nào?

- HS: trả lời, nhận xét

- GV: Khi chúng ta thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó thì chúng ta phải sử dụng kiểu văn bản nghị luận.

? Vậy văn bản nghị luận là gì?

? Theo em, những yếu tố cơ bản nào cần phải có trong văn bản nghị luận?

- HS: Trả lời, nhận xét

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, ghi lên bảng.

GV bổ sung:

Khái niệm văn bản nghị luận: Văn bản nghị luận là loại văn bản có nội dung bàn bạc, đánh giá về một hiện tượng, vấn đ trong đời sống và trong khoa học, giáo dục, nghệ thuật,... Người tạo lập văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng tới mục đích: thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với quan điểm, ý kiến của mình.

Lí lẽ trong văn bản nghị luận:Lí lẽ là những lời giải thích, phân tích, biện luận thể hiện suy nghĩ của người viết/ nói về vấn đề. Những lời ấy phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ nhằm bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó. Khi đưa ra lí lẽ, người viết/ nói thường giải đáp các câu hỏi mà vấn đề gợi ra. Lí lẽ phải có tính khách quan, phổ biến, thuyết phục người đọc/ nghe bằng lẽ phải, chân lí. Không chấp nhận những lí lẽ chủ quan, áp đặt.

Bằng chứng trong văn bản nghị luận: Bên cạnh lí lẽ, văn bản nghị luận còn phải có các bằng chứng. Bằng chứng là những sự thật (nhân vật, sự kiện) hay tư liệu đảm bảo tính xác thực, có giá trị. Bằng chứng phải phù hợp với từng loại văn nghị luận. Nếu là nghị luận xã hội, phải dùng bằng chứng lấy từ thực tế đời sống, từ kết quả nghiên cứu khoa học. Nếu là nghị luận văn học thì bằng chứng chủ yếu lấy từ văn học. Bằng chứng kết hợp với lí lẽ làm cho lập luận có sức thuyết phục.

A. Giới thiệu bài học và Tri thức ngữ văn

1. Giới thiệu bài học

 

Phần giới thiệu bài học gồm hai ý:

+ Thứ nhất, các văn bản được chọn đều gắn với chủ đề bài học, nhằm khẳng định: trong cuộc sống, dù mọi cá thể có những nét riêng biệt về mặt này mặt kia, thì chung quy, giữa mọi người vẫn có những điểm tương đồng, gần gũi.

+ Thứ hai, bài học nhằm bước đầu hình thành cho HS ý niệm về loại văn bản nghị luận. Đó là loại văn bản tập trung bàn bạc về một vấn đề nào đó. Điều này sẽ được làm rõ qua hoạt động đọc.

2. Tri thức ngữ văn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. Văn bản nghị luận

- Văn bản nghị luận là văn bản chủ yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.

b. Các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận

- Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình.

- Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ.

 

 

? Em hãy cho biết tên tác giả và xuất xứ của tác phẩm?

 

 

- GV hướng dẫn cách đọc:đọc to, rõ ràng, chậm rãi, thể hiện đuọc những lí lẽ tác giả đưa ra.

+ Lưu ý trong khi đọc VB, chủ yếu sử dụng các chiến lược theo dõi và suy luận trong khung màu vàng ở bên phải vản bản.

- HS: Đọc, nhận xét

- GV: Đánh giá, nhận xét

- GV: Cho HS tự đọc chú thích ở chân trang.

- HS: HĐ cá nhân đọc chú thích

 

- GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi:

+ Cho biết tác phẩm được viết theo kiểu văn bản nào? Xác định phương thức biểu đạt?

+ Văn bản được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?

+ Nêu bố cục của văn bản?

- HS thảo luận, báo cáo.

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: Yêu cầu HS theo dõi phần 1 của văn bản, thảo luận cặp đôi, thực hiện các câu hỏi phiếu bài tập số 1:

+ Khi không hài lòng điều gì đó với đứa con người mẹ thường thốt lên điều gì? Qua đó, người mẹ mong muốn ở con điều gì ?

 + Mỗi khi nghe mẹ nói như vậy người con có tâm trạng như thế nào?

+ Em đã bao giờ nghe những câu nói tương tự của cha mẹ và có tâm trạng giống như người con trong văn bản chưa?

+ Nhận xét về cách dẫn dắt nêu vấn đề của tác giả?

+ Qua phần mở đầu của văn bản, em hiểu người mẹ có mong ước gì

- HS thảo luận, báo cáo

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

GV bổ sung: Mọi bậc cha mẹ đều mong con cái mình khôn lớn, trưởng thành bằng bạn bè. Có lẽ vì vậy, cha mẹ thường lấy tấm gương sáng để con mình học hỏi, noi theo. Tuy nhiên sự áp đặt đó có thể khiến chúng ta cảm thấy không hài lòng vì chúng ta chưa hiểu chưa biết được mong ước của các bậc làm cha làm mẹ.

 

- GV Cho HS chú ý phần 2 của văn bản, thực hiện HĐ nhóm, thực hiện phiếu bài tập số 2:

+ Khi đã lớn, đủ nhận thức, tác giả có đồng tình với quan điểm của người mẹ không? Câu văn nào nói lên điều đó?

+ Theo em, người mẹ có lí ở chỗ nào? Lí lẽ đó có điểm nào đúng?

+ Nhận xét nghệ thuật lập luận của tác giả? Cho biết tác dụng của chúng?

- HS: Thảo luận, báo cáo.

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

GV bổ sung:

Dù giữa chúng ta có nhiều điều khác biệt nhưng vẫn có những điểm chung. Đó là những quy tắc, chuẩn mực mà cả xã hội hướng đến, là những giá trị sống mà nhân loại đều phấn đấu: được tin yêu, tôn trọng, sự thông minh, giỏi giang, thành đạt. Vì vậy, cha mẹ đều luôn mong con cái sẽ cố gắng, nỗ lực vượt lên chính mình, noi theo những tấm gương sáng. Nhưng nếu ai cũng giống ai, có lẽ đó chỉ là một xã hội của những bản sao được lặp lại. Phần tiếp theo của văn bản này, tác giả đã đưa ra quan điểm gì? Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu.

 

- GV Yêu cầu HS theo dõi đoạn 2 của phần 2 và thảo luận cặp đôi phiếu bài tập số 3:

+ Ở đoạn văn tiếp theo, tác giả đã nêu ra quan điểm nào? Câu văn nào thể hiện điều đó?

+ Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào để chứng minh sự khác biệt?

+ Em có nhận xét gì về cách sử dụng dẫn chứng trong bài văn nghị luận?

+ Sự khác biệt của mỗi cá nhân có giá trị như thế nào trong cuộc sống?

- HS thảo luận và báo cáo.

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

GV bổ sung: Như vậy, mỗi cá nhân là một màu sắc riêng biệt, mỗi người có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Mọi người sẽ bù trừ cho nhau những ưu khuyết đó. Chính sự đa dạng ấy tạo nên một xã hội đa dạng, phong phú, làm nên những điều kì diệu cho thế giới này.

 

- GV yêu cầu Hs theo dõi phần cuối của văn bản và thảo luận nhóm phiếu bài tập số 4:

+ “Biết hòa đồng gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt” – em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

+ Dựa vào đoạn cuối của văn bản “Xem người ta kìa!” Hãy cho biết tác giả đã gửi tới người đọc thông điệp gì?

- HS thảo luận và báo cáo.

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV: Cho HS HĐ cá nhân khái quát lại văn bản:

+ Nêu những đặc sắc nghệ thuật của văn bản?

+ Qua văn bản em rút ra được bài học gì?

- HS khái quát.

- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức

B. Đọc hiểu văn bản: Xem người ta kìa

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả, tác phẩm

- Tác giả: Lạc Thanh

- Xuất xứ của tác phẩm: Trích tạp chí Sông Lam, số 8/2020

2. Đọc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Cấu trúc văn bản

 

 

a. Kiểu văn bản: Nghị luận

b. . PTBĐ: Nghị luận kết hợp với tự sự, biểu cảm

c. Ngôi kể

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”.

d. Bố cục:3 phần

Phần 1:

- Đoạn 1: Từ đầu => ước mong điều đó (nêu vấn đề): Cha mẹ luôn muốn con mình hoàn hảo giống người khác.

Phần 2:

- Đoạn 2: Tiếp => mười phân vẹn mười: Những lí do người mẹ muốn con mình giống người khác

- Đoạn 3: Tiếp => trong mỗi con người: Sự khác biệt trong mỗi cá nhân là phần đáng quý trong mỗi người.

Phần 3:

- Đoạn 4: Phần còn lại (kết luận vấn đề): Hoà đồng, gần gũi mọi người nhưng cũng cần tôn trọng, giữ lại sự khác biệt cho mình.

II. Tìm hiểu văn bản

1. Mong ước của mẹ 

 

 

- Câu nói của người mẹ: “Xem người ta kìa!”

- Mục đích: Để con bằng người, không làm xấu mặt gia đình, không ai phàn nàn, kêu ca.

=> Là điều ước mong rất giản dị, đời thường của mỗi một người mẹ.

- Tâm trạng đứa con: không thấy thoảii mái một chút nào

- NT: Dùng lời kể để giới thiệu vấn đề -> tăng tính hấp dẫn, gây tò mò; dùng nhiều lí lẽ và bằng chứng => thuyết phục cao.

=> Mong ước: Mẹ luôn muốn con mình hoàn hảo giống người khác.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Suy ngẫm của người con

 

* Những lí do người mẹ muốn con mình giống người khác.

- Tác giả cho rằng điều mẹ mình mong muốn là có lí, thể hiện qua câu: Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo.

- Mặc dù mỗi người là một cá thể riêng biệt nhưng vẫn có điểm giống nhau.

- Việc noi theo những ưu điểm, chuẩn mực của người khác để tiến bộ là điều nên làm.

- Nghệ thuật : Sử dụng điệp ngữ tạo nhịp điệu dồn dập cho đoạn văn

=> Tác dụng: Nhấn mạnh chân lí: Không ai không muốn những điều tốt đẹp trong cuộc đời mình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Sự khác biệt trong mỗi cá nhân

 

 

- Câu văn nêu quan điểm của tác giả: Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người

- Dẫn chứng: Các bạn trong lớp mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.

+ Ngoại hình: cao - thấp, gầy - béo, trắng - đen

+ Giọng nói: …

+ Sở thích: …

+ Tính cách, thói quen: …

- Nghệ thuật: Dẫn chứng cụ thể, xác thực, tiêu biểu, phù hợp.

- Giá trị sự khác biệt: Là cơ sở hình

thành nhân cách, lối sống, phát triển toàn diện của con người, là động lực giúp con không ngừng hoàn thiện bản thân và nỗ lực vươn tới sự tốt đẹp để bước vào tương lai.

=> Sự khác biệt là một phần đáng quý trong mỗi con người.

 

 

 

 

 

 

3. Ý nghĩa văn bản

 

- Đồng ý.

- Hòa đồng gần gũi với mọi người thể hiện cách sống chan hòa, vui vẻ, có thiện chí, xây dựng mối quan hệ với bạn bè thể hiện sự tự tin trong giao tiếp, ứng xử của mỗi người.

- Con người không ngừng tự hoàn thiện bản thân để vươn tới sự toàn vẹn.

- Biết hòa đồng gần gũi mọi người, và cũng phải biết giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt có nghĩa là trong quá trình học tập và tiếp thu tự hoàn thiện bản thân đã có sự chọn lọc biết giữ được cái riêng cái tôi được mọi người thừa nhận và học hỏi những điều mới phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội đó chính là nét đẹp riêng và làm nên giá trị bản thân cho mỗi con người. Sự độc đáo của mỗi cá nhân làm cho tập thể trở nên phong phú. Cũng chính nhờ việc giữ những cái riêng sẽ càng làm cho con người hòa đồng, gần gũi với nhau hơn.

- Thông điệp: Hoà đồng, gần gũi mọi người nhưng cũng cần tôn trọng, giữ lại sự khác biệt cho mình.

=> Đề cao tầm quan trọng của cá thể, giá trị riêng biệt, độc đáo ở mỗi người.

III. Tổng kết

* Nghệ thuật

- Lí lẽ, dẫn chứng phù hợp, cụ thể, có tính thuyết phục.

* Nội dung

- Văn bản đề cập đến đến vấn đề tôn trọng sự khác biệt ở mỗi người nhưng cần hoà đồng, gần gũi với mọi người.

3. Hoạt động luyện tập

- GV yêu cầu HS:  Từ việc đọc hiểu văn bản, em hãy rút ra những yếu tố quan trọng của bài văn nghị luận?

- Những yếu tố quan trọng của bài văn nghị luận: Luận điểm (vấn đề nghị luận), luận cứ, lí lẽ, dẫn chứng, người viết sử dụng các thao tác lập luận: chứng minh, giải thích.

- Để văn bản thực sự có sức thuyết phục, người viết (người nói) cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng. Lí lẽ ở đây là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của mình. Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực tế đời sống hoặc từ các nguồn khác để chứng minh.

- GV nhận xét, đánh giá, chốt.

4. Hoạt động vận dụng

- GV yêu cầu HS HĐ cá nhân thực hiện yêu cầu:

? Em hãy viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ai cũng có cái riêng của mình.

- HS; Viết đoạn văn, trình bày

- GV: Gọi HS khác nhận xét, bổ sung

- GV: Đánh giá, chốt

Xã hội là mối quan hệ tổng hòa của mối cá nhân. Để tạo nên một xã hội phong phú đa dạng sắc màu thì mỗi cá nhân lại là một sắc màu riêng góp vào trong đó.Cái riêng của từng cá nhân đã tạo nên sự khác biệt không ai giống ai, đó là phần đáng quý trong mỗi con người. Người ta thường nói gia đình là tế bào của xã hội có lẽ vì vậy mà mỗi gia đình đã tạo nên cái riêng không thể lẫn vào đâu được. Sự khác biệt đó được thể hiện qua lối sống nền nếp sinh hoạt, phong tục tập quán,... Điều đó được hình thành từ cái riêng của mỗi người.

* Hướng dẫn HS học ở nhà

- Yêu cầu HS nắm được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận, hiểu được nghệ thuật lập luận và nội dung ý nghĩa của văn bản

- Chuẩn bị phần thực hành Tiếng Việt

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

licham.net

- Click vào nút hiển thị ngày trong tuần hoặc tháng âm lịch để xem chi tiết

- Màu đỏ: Ngày tốt

- Xanh lá: Đầu tháng âm lịch

- Màu vàng: Ngày hiện tại

QUẢN LÝ THÀNH VIÊN
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,609
  • Thành viên online2
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm1,600
  • Hôm nay287
  • Tháng hiện tại2,991
  • Tổng lượt truy cập1,150,702
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi